TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA CƠ KHÍ
BẢN MÔ TẢ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH
ROBOT VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC
MÃ NGÀNH: 7510209
Đà Nẵng, 03/2023
I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.1. Thông tin chung
1.
|
Tên chương trình:
|
Robot và Trí tuệ nhân tạo
|
2.
|
Chuyên ngành:
|
|
3.
|
Bậc:
|
Đại học
|
4.
|
Loại bằng:
|
Kỹ sư
|
5.
|
Loại hình đào tạo:
|
Chính quy
|
6.
|
Thời gian:
|
4.5 năm
|
7.
|
Số tín chỉ:
|
155
|
8.
|
Khoa quản lý:
|
Khoa Cơ khí
|
9.
|
Ngôn ngữ:
|
Tiếng Việt
|
10.
|
Ban hành:
|
Theo Quyết định số…...../QĐ-ĐHSPKT, ngày ... tháng... năm
....của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
|
1.2. Mục tiêu đào tạo
1.2.1. Mục tiêu chung
Đào tạo người học có
phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức chuyên môn toàn diện, kỹ năng thành
thạo; có năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ; có khả
năng học tập suốt đời, khả năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề quan, khả năng
sáng tạo; có sức khỏe, có trách nhiệm nghề nghiệp, thích ứng với môi trường làm
việc và sự phát triển liên tục của khoa học công nghệ, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu
|
Kỹ sư
|
O1
|
Kiến Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên
trong lĩnh vực Robot và Trí tuệ nhân tạo.
|
O2
|
Có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu, rộng ở mức độ làm
chủ kiến thức về lĩnh vực Robot và Trí tuệ nhân tạo.
|
O3
|
Có kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu
khoa học và tiên tiến; kỹ năng nghiên cứu, phát triển, đổi mới sử dụng công
nghệ; kỹ năng phổ biến, truyền bá tri thức, tự định hướng, thích nghi với sự
thay đổi.
|
O4
|
Có khả năng hướng dẫn
người khác thực hiện nhiệm vụ; Có khả năng quản trị/quản lý/đánh giá/cải tiến
để nâng cao hiệu quả công tác.
|
1.3 Chuẩn đầu ra
Chuẩn
đầu ra
|
Kỹ sư
|
PLO1
|
Có
khả năng xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp trong lĩnh vực Robot và trí tuệ
nhân tạo bằng cách áp dụng các kiến thức toán học,
khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
|
PLO2
|
Khả năng phát triển và tiến hành thí nghiệm/mô phỏng, phân tích dữ
liệu, và sử dụng đánh giá kỹ thuật để đưa ra các kết luận cho các vấn đề
chuyên môn trong lĩnh vực Robot và Trí tuệ nhân tạo.
|
PLO3
|
Có
khả năng thiết kế, chế tạo các thành phần của hệ thống đáp ứng các yêu cầu cụ
thể trong lĩnh vực Robot và Trí tuệ nhân tạo
nhằm phục vụ con người/cộng đồng.
|
PLO4
|
Có khả năng vận hành, bảo dưỡng
các hệ thống, máy móc thiết bị trong lĩnh vực Robot và Trí tuệ
nhân tạo.
|
PLO5
|
Có khả năng nhận thức về đạo đức
và trách nhiệm nghề nghiệp trong các tình huống và giải pháp kỹ thuật.
|
PLO6
|
Có khả năng thu thập, sử dụng tài liệu
kỹ thuật thích hợp và vận dụng kiến thức mới khi cần thiết thông qua việc sử
dụng các chiến lược học tập phù hợp.
|
PLO7
|
Có khả năng giao tiếp bằng văn bản, lời nói, tài liệu kỹ
thuật, đồ họa.
|
PLO8
|
Có khả năng sử dụng ngoại ngữ
trong giao tiếp và công việc chuyên môn, đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4/6 theo
khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
|
PLO9
|
Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin cơ bản theo qui định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT; có khả
năng sử dụng các phần mềm chuyên ngành Robot và Trí tuệ
nhân tạo.
|
PLO10
|
Có khả năng làm việc nhóm hiệu
quả.
|
PLO11
|
Có khả năng phản biện, tư duy khởi
nghiệp; kỹ năng quản trị/quản lý/đánh giá/cải tiến hiệu quả các hoạt động
chuyên môn trong lĩnh vực Robot và Trí tuệ
nhân tạo.
|
Mối liên hệ giữa mục
tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT bậc Kỹ sư:
Mục tiêu
|
Chuẩn đầu ra CTĐT
|
PLO1
|
PLO2
|
PLO3
|
PLO4
|
PLO5
|
PLO6
|
PLO7
|
PLO8
|
PLO9
|
PLO
10
|
PLO
11
|
O1
|
X
|
|
X
|
X
|
|
X
|
|
|
|
|
|
O2
|
X
|
X
|
X
|
X
|
|
|
|
|
|
|
|
O3
|
X
|
X
|
|
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
O4
|
|
|
|
|
X
|
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
1.4. Cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư
|
Đảm nhận tốt các vị trí như Kỹ sư
phát triển ứng dụng AI, Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa, robot; Chuyên
gia nghiên cứu sâu về trí tuệ nhân tạo, Kỹ sư dữ liệu, phân tích kinh doanh
tại các công ty công nghệ, công ty khởi nghiệp, viện nghiên cứu,…
|
Quản lý thiết kế, vận hành hệ
thống phần cứng và phần mềm điều khiển các hệ thống robot, thiết bị tự động,
hệ thống sản xuất tự động;
|
Thăng tiến trở thành Giám đốc kỹ
thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến Robot và Trí tuệ
nhân tạo
|
Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy bậc
đại học, cao đẳng chuyên ngành Robot và Trí tuệ
nhân tạo;
có khả năng học tập, nghiên cứu trình độ sau đại học, trong cũng như ngoài
nước.
|
1.5. Tuyển sinh - điều kiện nhập học
Thí sinh đăng ký xét
tuyển theo các phương thức được công bố trong đề án tuyển sinh hằng năm. Điểm
xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh. Thí
sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo và
Hội đồng tuyển sinh Đại học quy định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào
ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.
1.6. Quá trình đào tạo
Chương trình đào tạo được triển khai theo học chế tín chỉ. Quá
trình đào tạo tuân thủ theo quy định, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của
Đại học Đà Nẵng và của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật. Mỗi năm học có 2 học kỳ
chính và một học kỳ hè. Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết/tuần. Cách thức kiểm
tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.
1.7. Điều kiện tốt
nghiệp
Sinh viên được công nhận
tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo quy chế đào tạo
tín chỉ của Giáo dục và Đào tạo, có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo
dục thể chất, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường
về Ngoại ngữ, Tin học.
1.8. Khả năng phát triển
nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ -
Tiến sĩ;
Sinh viên có khả năng học thêm
ngành thứ 2;
Có khả năng tự học để thích
ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời.
1.9. Chiến lược giảng dạy - học tập
Các chiến lược và phương pháp dạy học được sử dụng trong chương
trình đào tạo cụ thể như sau:
1.9.1. Chiến lược dạy
học trực tiếp
Dạy học trực tiếp là chiến lược dạy học trong đó thông tin được
chuyển tải đến với người học theo cách trực tiếp, giảng viên trình bày và sinh
viên lắng nghe. Chiến lược dạy học này thường được áp dụng trong các lớp học
truyền thống và tỏ ra có hiệu quả khi muốn truyền đạt cho người học những thông
tin cơ bản, giải thích một kỹ năng mới.
Các phương pháp giảng dạy theo chiến lược này được áp dụng gồm
phương pháp giải thích cụ thể (Explicit Teaching), thuyết giảng (Lecture) và
phương pháp tham luận (Guest Lecture)
+ Giải thích cụ thể (Explicit Teaching): Đây là phương pháp thuộc
chiến lược dạy học trực tiếp trong đó giảng viên hướng dẫn và giải thích chi
tiết cụ thể các nội dung liên quan đến bài học, giúp cho sinh viên đạt được mục
tiêu dạy học về kiến thức và kỹ năng.
+ Thuyết giảng (Lecture): Giảng viên trình bày nội dung bài học và
giải thích các nội dung trong bài giảng. Giảng viên là người thuyết trình, diễn
giảng. Sinh viên chỉ nghe giảng và thình thoảng ghi chú để tiếp nhận các kiến
thức mà giảng viên truyền đạt.
+ Tham luận (Guest lecture): Theo phương pháp này, sinh viên được
tham gia vào các khóa học mà người diễn giảng, thuyết trình không phải là giảng
viên mà là những người đến từ các doanh nghiệp bên ngoài. Thông qua những kinh
nghiệm và hiểu biết của diễn giảng để giúp sinh viên hình thành kiến thức tổng
quan hay cụ thể về chuyên ngành đào tạo.
1.9.2. Chiến lược dạy
học gián tiếp
Dạy học gián tiếp là chiến lược dạy học trong đó người học được
tạo điều kiện trong quá trình học tập mà không cần có bất kỳ hoạt động giảng
dạy công khai nào được thực hiện bởi giảng viên. Đây là tiến trình dạy học tiếp
cận hướng đến người học, lấy người học làm trung tâm, trong đó giảng viên không
trực tiếp truyền đạt nội dung bài học đến với sinh viên mà thay vào đó, sinh
viên được khuyến khích tham gia tích cực trong tiến trình học, sử dụng kỹ năng
tư duy phản biện để giải quyết vấn đề.
Các phương pháp giảng dạy theo chiến lược này được áp dụng gồm câu
hỏi gợi mở (Inquiry), giải quyết vấn đề (Problem Solving), học theo tình huống
(Case Study).
+ Câu hỏi gợi mở (Inquiry): Trong tiến trình dạy học, giảng viên
sử dụng các câu hỏi gợi mở hay các vấn đề, và hướng dẫn giúp sinh viên từng
bước trả lời câu hỏi. Sinh viên có thể tham gia thảo luận theo nhóm để cùng
nhau giải quyết bài toán, vấn đề đặt ra.
+ Giải quyết vấn đề (Problem Solving): Trong tiến trình dạy và
học, người học làm việc với vấn đề được đặt ra và học được những kiến thức mới
thông qua việc đối mặt với vấn đề cần giải quyết. Thông qua qúa trình tìm giải
pháp cho vấn đề đặt ra, sinh viên đạt được kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu
của môn học.
+ Học theo tình huống (Case Study): Đây là phương pháp hướng đến
cách tiếp cận dạy học lấy người học làm trung tâm, giúp người học hình thành kỹ
năng tư duy phản biện, giao tiếp. Theo phương pháp này, giảng viên liên hệ các
tình huống, vấn đề hay thách thức trong thực tế và yêu cầu sinh viên giải
quyết, giúp sinh viên hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết
định cũng như kỹ năng nghiên cứu.
1.9.3. Học trải nghiệm
Học trải nghiệm là chiến lược dạy học trong đó người học tiếp nhận
được kiến thức và kỹ năng thông qua những gì mà họ được trải nghiệm qua thực
hành, thực tế quan sát và cảm nhận. Họ học thông qua làm và trải nghiệm.
Các phương pháp dạy học được áp dụng theo chiến lược dạy học này
gồm mô hình (Models), thực tập, thực tế (Field Trip), thí nghiệm (Experiment),
dự án (Project) và nhóm nghiên cứu học tập (Study Research Team).
+ Mô hình (Models): là phương pháp dạy học trong đó, sinh viên
thông qua việc quan sát và quá trình xây dựng, thiết kế mô hình mà giảng viên
yêu cầu để đạt được nội dung kiến thức và kỹ năng được đặt ra.
+ Thực tập, thực tế (Field Trip): Thông qua các hoạt động tham
quan, thực tập, đi thực tế tại công trường và các công ty để giúp sinh viên
hiểu được môi trường làm việc thực tế của ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp, học
hỏi các công nghệ đang được áp dụng trong lĩnh vực ngành đào tạo, hình thành kỹ
năng nghề nghiệp và văn hóa làm việc trong công ty. Phương pháp này không những
giúp sinh viên hình thành kiến thức kỹ năng mà còn tạo cơ hội nghề nghiệp cho
sinh viên sau khi tốt nghiệp.
+ Thí nghiệm (Experiment): Là phương pháp dạy học trong đó giảng
viên sử dụng các thao tác thí nghiệm, sinh viên quan sát và thực hành các thí
nghiệm đó theo hướng dẫn của giảng viên. Từ đó hướng đến mục tiêu dạy học.
+ Dự án (Project): Là phương pháp học trong đó giảng viên tổ chức
cho sinh viên học thông qua các dự án hay công trình thực tế. Dự án ở đây được
hiểu là những nhiệm vụ phức tạp từ các vấn đề mang tính chất kích thích người
học tìm hiểu, khám phá. Từ đây người học sẽ tham gia vào thiết kế, đưa ra quyết
định hay khảo sát các hoạt động có liên quan đến dự án. Với phương pháp học
này, người học sẽ phải làm việc theo nhóm và khám phá những vấn đề gắn liền với
cuộc sống, sau đó sẽ thuyết trình trước lớp và chia sẻ những gì họ đã làm được
trong dự án của mình. Phương pháp học dựa trên dự án chú trọng tới những hoạt
động học có tính chất lâu dài và liên môn, liên ngành và thường gắn với những
vấn đề nảy sinh từ đời sống hiện tại. Bên cạnh đó, phương pháp học dựa trên dự
án còn tạo ra những cơ hội nhằm giúp người học theo đuổi được những sở thích
của mình, và tự mình đưa ra quyết định về câu trả lời hay tìm ra giải pháp cho
các vấn đề trình bày trong dự án.
+ Nhóm nghiên cứu học tập (Study Research Team): Sinh viên được
khuyến khích tham gia vào các dự án, nhóm nghiên cứu và giảng dạy của giảng
viên, giúp hình thành năng lực nghiên cứu và kỹ năng sáng tạo. Từ đó, tạo tiền
đề cho sinh viên tiếp tục học tập cao hơn ở bậc học thạc sỹ, tiến sỹ sau khi
hoàn thành chương trình đào tạo và tốt nghiệp.
1.9.4. Dạy học tương tác
Đây lừ chiến lược dạy và học trong đó, giảng viên sử dụng kết hợp
nhiều hoạt động trong lớp học như đặt vấn đề hay câu hỏi gợi mở và và yêu cầu
sinh viên thảo luận, tranh luận để giải quyết vấn đề đó. Giảng viên với vai trò
hướng dẫn sinh viên từng bước giải quyết vấn đề. Từ đó giúp sinh viên đạt được
mục tiêu dạy học. Sinh viên có thể học từ bạn học hay từ giảng viên để phát
triển các kỹ năng xã hội, kỹ năng tư duy phản biện, giao tiếp, đàm phán để đưa
ra quyết định.
Các kỹ thuật, phương pháp được áp dụng theo chiến lược này gồm có
phương pháp tranh luận (Debate), thảo luận (Discussions), học nhóm (Pear
Learning).
+ Tranh luận (Debates): là tiến trình dạy học trong đó giảng viên
đưa ra một vấn đề liên quan đến nội dung bài học, sinh viên vơi các quan điểm
trái ngược nhau về vấn đề đó phải phân tích, lý giải, thuyết phục người nghe
ủng hộ quan điểm của mình. Thông qua hoạt động dạy học này, sinh viên hình thành
các kỹ năng như tư duy phản biện, thương lượng và đưa ra quyết định hay kỹ năng
nói trước đám đông.
+ Thảo luận (Discussion): Là phương pháp dạy học trong đó sinh
viên được chia thành các nhóm và tham gia thảo luận về những quan điểm cho một
vấn đề nào đó được giảng viên đặt ra. Khác với phương pháp tranh luận, trong
phương pháp thảo luận, người học với cùng quan điểm mục tiêu chung và tìm cách
bổ sung để hoàn thiện quan điểm, giải pháp của mình.
+ Học nhóm (Pear Learning): Sinh viên được tổ chức thành các nhóm
nhỏ để cùng nhau giải quyết các vấn đề được đặt ra và trình bày kết quả của
nhóm thông qua báo cáo hay thuyết trình trước các nhóm khác và giảng viên.
1.9.5. Tự học
Chiến lược tự học được hiểu là tất cả các hoạt động học của người
học được thực hiện bởi các cá nhân người học với rất ít hoặc không có sự hướng
dẫn của giảng viên. Đây là một quá trình giúp sinh viên tự định hướng việc học
của mình theo kinh nghiệm học tập của bản thân, có quyền tự chủ và điều khiển
hoạt động học của họ thông qua các bài tập, dự án hay vấn đề mà giảng viên gợi
ý, hướng dẫn ở lớp.
Phương pháp học theo chiến lược này được áp dụng chủ yếu là phương
pháp bài tập ở nhà (Work Assigment). Theo phương pháp này, sinh viên được giao
nhiệm vụ làm việc ở nhà với những nội dung và yêu cầu do giảng viên đặt ra.
Thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà này, sinh viên học được
cách tự học, cũng như đạt được những nội dung về kiến thức cũng như kỹ năng
theo yêu cầu.
1.9.6. Dạy học trực tuyến
Học tập trực tuyến (e-learning) là phương
thức học tập trong đó sinh viên dùng các thiết bị kết nối Internet để có thể
kết nối với giảng viên thông qua các công cụ dạy học thời gian thực, truy cập
nguồn tài nguyên học tập được lưu trữ trên các nền tảng số. Giảng viên tương
tác từ xa và có thể gởi học liệu số (hay học liệu điện tử) là tập hợp các
phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: giáo trình điện tử, tài liệu
tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ
liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học,
thí nghiệm mô phỏng và các học liệu được số hóa khác cho người học thông qua
các hệ thống quán lý học tập LMS (Learning Management System).
E-learning với những ưu điểm trong dạy học làm thay đổi mạnh mẽ kỹ
năng tự học của người học do khả năng cá nhân hóa cũng như đáp ứng hiệu quả các
hoạt động học tập của người học. Cùng với sự phát triển của công nghệ, việc xây
dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đại, xây dựng các nội dung giảng dạy
trực tuyến được phát triển theo hướng ngày càng tiếp cận gần hơn với người học.
1.10. Phương pháp đánh giá
Các phương pháp đánh giá được chia thành 2 loại chính là đánh giá
theo tiến trình (On-going/Formative Assessment) và đánh giá tổng kết/định kỳ
(Summative Assessment).
1.10.1. Đánh giá tiến
trình (On-going/Formative Assessment)
Mục đích của đánh giá tiến trình là nhằm cung cấp kịp thời các
thông tin phản hồi của người dạy và người học về những tiến bộ cũng như những
điểm cần khắc phục xuất hiện trong quá trình dạy học.
Các phương pháp đánh giá cụ thể với loại đánh giá tiến trình được
áp dụng gồm: đánh giá chuyên cần (Attendance Check), đánh giá bài tập (Work
Assigment), và đánh giá thuyết trình (Oral Presentation).
+ Đánh giá chuyên cần (Attendence Check): Ngoài thời gian tự học,
sự tham gia thường xuyên của sinh viên cũng như những đóng góp của sinh viên
trong khóa học cũng phản ánh thái độ học tập của họ đối với khóa học.
+ Đánh giá bài tập (Work Assigment): Người học được yêu cầu thực
hiện một số nội dung liên quan đến bài học trong giờ học hoặc sau giờ học trên
lớp. Các bài tập này có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc nhóm.
+ Đánh giá thuyết trình (Oral Presentaion): Trong một số môn học
thuộc chương trình đào tạo, sinh viên được yêu cầu yêu làm việc theo nhóm để
giải quyết một vấn đề, tình huống hay nội dung liên quan đến bài học và trình
bày kết quả của nhóm mình trước các nhóm khác. Hoạt động này không những giúp
sinh viên đạt được những kiến thức chuyên ngành mà còn giúp sinh viên phát
triển các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, thương lượng, làm việc nhóm.
1.10.2. Đánh giá tổng
kết/định kỳ (Summative Assessment)
Mục đích của loại đánh giá này là đưa ra những kết luận, phân hạng
về mức độ đạt được mục tiêu và chất lượng đầu ra, sự tiến bộ của người học tại
thời điểm ấn định trong quá trình dạy học gồm đánh giá cuối chương trình học,
đánh giá giữa học kỳ, và đánh giá cuối học kỳ.
Các phương pháp đánh giá được sử dụng trong loại đánh giá này gồm
có: Kiểm tra viết (Written Exam), Kiểm tra trắc nghiệm (Multiple choice Exam),
Bảo vệ và thi vấn đáp (Oral Exam), Báo cáo (Written Report), Thuyết trình (Oral
Presentation), đánh giá làm việc nhóm (Teamwork Assesment) và Đánh giá đồng cấp
(Peer Assessment).
+ Kiểm tra viết (Written Exam): Theo phương pháp đánh giá này,
sinh viên được yêu cầu trả lời một số câu hỏi, bài tập hay ý kiến cá nhân về
những vấn đề liên quan đến yêu cầu chuẩn đầu về kiến thức của học phần và được
đánh giá dựa trên đáp án được thiết kế sẳn. Thang điểm đánh giá được sử dụng
trong phương pháp đánh giá này là thang 10. Số lượng câu hỏi trong bài đánh giá
được thiết kế tùy thuộc vào yêu cầu nội dung kiến thức của học phần.
+ Kiểm tra trắc nghiệm
(Multiple choice exam): Phương pháp đánh giá này tương tự như phương pháp kiểm
tra viết, sinh viên được yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan dựa trên đáp án
được thiết kế sẳn. Điểm khác là trong phương pháp đánh giá này sinh viên trả
lời các câu hỏi yêu cầu dựa trên các gợi ý trả lời cũng được thiết kế và in sẳn
trong đề thi.
+ Bảo vệ và thi vấn đáp (Oral Exam): Trong phương pháp đánh giá
này, sinh viên được được đánh gia thông qua phỏng vấn, hỏi đáp trực tiếp.
+ Báo cáo (Written Report): Sinh viên được đánh giá thông qua sản
phẩm báo cáo của sinh viên, bao gồm cả nội dung trình bày trong báo cáo, cách
thức trình bày thuyết minh, bản vẽ/ hình ảnh trong báo cáo.
+ Đánh giá thuyết trình (Oral Presentaion): Phương pháp đánh giá
này hoàn toàn giống với phương pháp đánh giá thuyết trình. Đánh giá được thực
hiện theo định kỳ (giữa kỳ, cuối kỳ, hay cuối khóa).
+ Đánh giá làm việc nhóm (Peer Assessment): Đánh giá làm việc nhóm
được áp dụng khi triển khai hoạt động dạy học theo nhóm và được dùng để đánh
giá kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên.
II. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC
2.1. Khung chương trình dạy học
Số
TT
|
Mã học phần
|
Tên học phần
|
Số tín chỉ
|
Số tín chỉ
|
HP tiên quyết(*)
HP học trước
HP song hành(+)
|
LT-BT
|
TH-TN
|
Th. tập
|
1. Kiến thức Giáo dục Đại cương
|
1.1. Các học phần bắt buộc
|
1
|
5211005
|
Pháp luật
đại cương
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
2
|
5305001
|
Vật Lý Cơ
- Điện
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
3
|
5319002
|
Giải tích
I
|
3
|
0
|
0
|
3
|
|
4
|
5413002
|
Ngoại Ngữ
I
|
3
|
0
|
0
|
3
|
Ngoại Ngữ cơ bản*
|
5
|
5504085
|
Vẽ kỹ
thuật
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
6
|
5209005
|
Triết học
Mác-Lênin
|
3
|
0
|
0
|
3
|
|
7
|
5413003
|
Ngoại Ngữ
II
|
2
|
0
|
0
|
2
|
Ngoại Ngữ I
|
8
|
|
Lập trình cơ
bản
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
9
|
5209006
|
Kinh tế
chính trị
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
10
|
5209007
|
Chủ nghĩa
xã hội khoa học
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
11
|
5319001
|
Đại số
tuyến tính
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
12
|
5413004
|
Ngoại ngữ
III
|
2
|
0
|
0
|
2
|
Ngoại Ngữ II
|
13
|
|
Toán
chuyên ngành
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
14
|
|
Xác suất thống kê
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
15
|
5209008
|
Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
16
|
5209004
|
Tư tưởng
Hồ Chí Minh
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
17
|
5502004
|
Kỹ năng
làm việc nhóm
|
1
|
0
|
0
|
1
|
|
18
|
5502003
|
Kỹ năng
giao tiếp
|
1
|
0
|
0
|
1
|
|
Tổng số tín chỉ phải tích lũy bắt buộc học phần đại cương
|
37
|
|
1.2. Các
học phần tự chọn bắt buộc
|
1
|
|
Quy hoạch
tuyến tính
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
2
|
|
Giải tích
II
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
Tổng số tín chỉ tích lũy tự chọn bắt buộc HP đại cương
|
2
|
|
1.3. Các học phần tự chọn tự do
|
1
|
5413001
|
Ngoại Ngữ
cơ bản
|
3
|
0
|
0
|
3
|
|
2
|
5413005
|
Ngoại Ngữ
IV
|
2
|
0
|
0
|
2
|
Ngoại Ngữ III
|
3
|
5413006
|
Ngoại Ngữ
V
|
2
|
0
|
0
|
2
|
Ngoại Ngữ IV
|
Tổng
số tín chỉ phải tích lũy học phần giáo dục đại cương
|
39
|
|
1.3. Các học phần tích lũy Chứng chỉ thể chất & Chứng
chỉ quốc phòng
|
1
|
5502001
|
Giáo dục
quốc phòng
|
0
|
0
|
4
|
4
|
|
2
|
5013001
|
Giáo dục
thể chất I
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
3
|
5013002
|
Giáo dục
thể chất II
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
4
|
5013003
|
Giáo dục
thể chất III
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
5
|
5013004
|
Giáo dục
thể chất IV
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
2. Kiến thức Giáo dục Chuyên
nghiệp
|
2.1. Các học phần cơ sở - bắt buộc
|
1
|
5504088
|
Cơ
lý thuyết
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
2
|
|
Nhập
môn ngành Robot và trí tuệ nhân tạo
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
3
|
|
Cơ
sở thiết kế máy
|
2
|
0
|
0
|
2
|
Cơ lý thuyết
|
4
|
|
Vẽ
và thiết kế trên Máy tính
|
0
|
2
|
0
|
2
|
Vẽ kỹ thuật
|
5
|
|
Phương
pháp số
|
2
|
0
|
0
|
2
|
Toán chuyên ngành
|
6
|
|
Kỹ
thuật Điện – Điện
tử
|
3
|
0
|
0
|
3
|
|
7
|
|
Cơ
sở điều khiển tự động
|
2
|
1
|
0
|
3
|
Đại số tuyến tính
|
8
|
|
Cơ
khí đại cương
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
9
|
|
Động
lực học hệ thống
|
2
|
0
|
0
|
2
|
Cơ sở thiết kế máy
|
10
|
|
Bảo
trì – bảo dưỡng thiết bị
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
11
|
|
Lập trình nâng cao
|
2
|
1
|
0
|
3
|
Lập trình cơ bản
|
12
|
|
Nguyên lý hệ điều hành
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
Tổng
số tín chỉ phải tích lũy các học phần cơ sở
|
27
|
|
2.2. Các học phần chuyên ngành - bắt buộc
|
1
|
|
TH Kỹ
thuật điện tử
|
0
|
1
|
0
|
1
|
Kỹ thuật điện – điện tử
|
2
|
|
Hệ thống
nhúng
|
2
|
0
|
0
|
2
|
Nguyên lý hệ điều hành
|
3
|
|
Đồ án cơ
sở thiết kế máy
|
0
|
0
|
1
|
1
|
Cơ sở thiết kế máy
|
4
|
|
Kỹ thuật
robot
|
3
|
0
|
0
|
3
|
Đại số tuyến tính
|
5
|
|
Kỹ thuật
xung – số
|
2
|
0
|
0
|
2
|
Kỹ thuật điện – điện tử
|
6
|
|
Mô hình
hóa và điều khiển
|
2
|
1
|
0
|
3
|
Vật lý Cơ – Điện
|
7
|
|
Cảm biến
và hệ thống đo
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
8
|
|
Cơ cấu
chấp hành và điều khiển
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
9
|
|
KT Vi điều
khiển
|
2
|
1
|
0
|
3
|
Kỹ thuật điện – điện tử
|
10
|
|
Thiết kế
mạch vi điều khiển
|
1
|
1
|
0
|
2
|
KT Vi điều khiển
|
11
|
|
Đồ án đo
lường và điều khiển robot
|
0
|
0
|
2
|
2
|
Cảm biến và hệ thống đo
|
12
|
5504015
|
Điều khiển
thủy khí
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
13
|
|
Học máy và
ứng dụng
|
2
|
1
|
0
|
3
|
Lập trình nâng cao
|
14
|
|
TH Vi Điều
khiển
|
0
|
2
|
0
|
2
|
KT Vi điều khiển
|
15
|
|
TH KT
Robot
|
0
|
2
|
0
|
2
|
Kỹ thuật robot
|
16
|
|
Trí tuệ
nhân tạo trong robot
|
2
|
1
|
0
|
3
|
Lập trình nâng cao
|
17
|
|
Thị giác
máy tính và ứng dụng
|
2
|
1
|
0
|
3
|
|
18
|
|
Kỹ thuật
Điều khiển nâng cao
|
2
|
1
|
0
|
3
|
Cơ sở điều khiển tự động
|
19
|
|
Công nghệ CAD&CAE
|
1
|
2
|
0
|
3
|
Vẽ và thiết kế trên Máy tính
|
20
|
|
Đồ án
robot và trí tuệ nhân tạo
|
0
|
0
|
3
|
3
|
Trí tuệ nhân tạo trong robot
|
21
|
|
Học kỳ
doanh nghiệp
|
0
|
0
|
3
|
3
|
|
22
|
|
Phân tích
dữ liệu
|
1
|
1
|
0
|
2
|
Lập trình nâng cao
|
23
|
|
Đồ án thị
giác máy tính
|
0
|
0
|
2
|
2
|
Thị giác máy tính và ứng dụng
|
24
|
|
Ứng dụng
IOT
|
1
|
1
|
0
|
2
|
|
25
|
|
Robot di
động
|
2
|
0
|
0
|
2
|
Kỹ thuật Điều khiển nâng cao
|
26
|
5504223
|
Quản lý dự
án chuyên ngành
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
27
|
5502009
|
Kỹ năng
lãnh đạo quản lý
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
28
|
5502010
|
Đổi mới
sáng tạo, khởi nghiệp
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
29
|
5504301
|
Thực tập
tốt nghiệp
|
0
|
0
|
5
|
5
|
Học kỳ doanh nghiệp+
|
30
|
|
Đồ
án tốt nghiệp kỹ sư Robot và trí tuệ nhân tạo
|
0
|
0
|
12
|
12
|
|
Tổng
số tín chỉ tích lũy bắt buộc học phần chuyên ngành
|
81
|
|
2.3. Các học phần chuyên ngành - tự chọn bắt buộc
|
1
|
|
Điều khiển
phi tuyến
|
2
|
0
|
0
|
2
|
Kỹ thuật Điều khiển nâng cao
|
2
|
|
Chuyên đề
chẩn đoán và phát hiện lỗi
|
1
|
0
|
0
|
1
|
Cơ sở điều khiển tự động
|
3
|
|
Đồ án IOT
|
0
|
0
|
2
|
2
|
Ứng dụng IOT
|
4
|
|
Đồ án Cơ
Điện tử
|
0
|
0
|
2
|
2
|
Cơ cấu chấp hành và điều khiển
|
5
|
|
Robot hợp
tác
|
2
|
0
|
0
|
2
|
Mô hình hóa và điều khiển
|
6
|
|
Tiếng Anh
chuyên ngành robot và trí tuệ nhân tạo
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
7
|
|
Điều khiển
logic và PLC
|
2
|
0
|
0
|
2
|
Kỹ thuật xung – số
|
8
|
|
Công nghệ
gia công tiên tiến
|
2
|
0
|
0
|
2
|
Công nghệ CAD&CAE+
|
9
|
|
Chuyên đề
robot và trí tuệ nhân tạo
|
1
|
0
|
0
|
1
|
|
10
|
5504080
|
Tự động
hóa QT sản xuất
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
11
|
|
Học sâu và
ứng dụng
|
3
|
0
|
0
|
3
|
Học máy và ứng dụng
|
Tổng số
tín chỉ tích lũy tự chọn bắt buộc HP chuyên ngành (SV phải lựa chọn ít nhất 1
HP đồ án)
|
8 (6LT +
2TT)
|
|
Tổng số
tín chỉ phải tích lũy học phần chuyên ngành
|
89
|
|
Tổng
số tín chỉ phải tích lũy phần giáo dục chuyên nghiệp
|
155
|
|
2.2. Ma trận đáp ứng giữa các học phần và chuẩn
đầu ra của chương trình đào tạo
2.2.1. Chương trình đào tạo Kỹ sư
TT
|
Tên học phần
|
Mã học phần
|
Chuẩn đầu ra CTĐT
|
P1
|
P2
|
P3
|
P4
|
P5
|
P6
|
P7
|
P8
|
P9
|
P10
|
P11
|
1
|
Pháp luật
đại cương
|
5211005
|
I
|
|
|
|
I
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Vật Lý Cơ
- Điện
|
5305001
|
I
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Giải tích
I
|
5319002
|
I
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Ngoại Ngữ
I
|
5413002
|
|
|
|
|
|
|
|
I
|
|
|
|
5
|
Vẽ kỹ
thuật
|
5504085
|
I
|
|
I
|
|
|
|
I
|
|
|
|
|
6
|
Triết học
Mác-Lênin
|
5209005
|
I
|
|
|
|
I
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Ngoại Ngữ
II
|
5413003
|
|
|
|
|
|
|
|
R
|
|
|
|
8
|
Lập
trình cơ bản
|
|
I
|
|
|
|
|
|
|
|
R
|
|
|
9
|
Kinh tế
chính trị
|
5209006
|
I
|
|
|
|
I
|
|
|
|
|
|
|
10
|
Chủ nghĩa
xã hội khoa học
|
5209007
|
I
|
|
|
|
I
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Đại số
tuyến tính
|
5319001
|
I
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12
|
Ngoại ngữ
III
|
5413004
|
|
|
|
|
|
|
|
R
|
|
|
|
13
|
Toán
chuyên ngành
|
|
R
|
|
|
|
R
|
I
|
I
|
|
|
|
|
14
|
Lịch sử
Đảng Công sản Việt Nam
|
5209008
|
I
|
|
|
|
I
|
|
|
|
|
|
|
15
|
Tư tưởng
Hồ Chí Minh
|
5209004
|
I
|
|
|
|
I
|
|
|
|
|
|
|
16
|
Kỹ năng
làm việc nhóm
|
5502004
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I
|
|
17
|
Kỹ năng
giao tiếp
|
5502003
|
|
|
|
|
|
|
I
|
|
|
|
|
18
|
Quy hoạch
tuyến tính
|
|
I
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
19
|
Xác xuất
thống kê
|
|
I
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20
|
Giải tích
II
|
|
I
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
21
|
Nguyên lý
hệ điều hành
|
|
R
|
R
|
R
|
|
|
|
|
|
|
|
|
22
|
Ngoại Ngữ
cơ bản
|
5413001
|
|
|
|
|
|
|
|
I
|
|
|
|
23
|
Ngoại Ngữ
IV
|
5413005
|
|
|
|
|
|
|
|
R
|
|
|
|
24
|
Ngoại Ngữ
V
|
5413006
|
|
|
|
|
|
|
|
R
|
|
|
|
25
|
Giáo dục
quốc phòng
|
5502001
|
|
|
|
|
|
I
|
|
|
|
|
|
26
|
Giáo dục
thể chất I
|
5013001
|
|
|
|
|
|
I
|
|
|
|
|
|
27
|
Giáo dục
thể chất II
|
5013002
|
|
|
|
|
|
I
|
|
|
|
|
|
28
|
Giáo dục
thể chất III
|
5013003
|
|
|
|
|
|
I
|
|
|
|
|
|
29
|
Giáo dục
thể chất IV
|
5013004
|
|
|
|
|
|
I
|
|
|
|
|
|
30
|
Cơ
lý thuyết
|
5504088
|
R
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
31
|
Nhập
môn ngành Robot và trí tuệ nhân tạo
|
|
|
|
|
|
|
R,A
|
|
|
|
|
|
32
|
Cơ
sở thiết kế máy
|
|
R
|
|
R
|
|
|
|
I
|
|
|
|
|
33
|
Vẽ
và thiết kế trên Máy tính
|
|
|
|
|
|
|
|
R,A
|
|
|
|
|
34
|
Phương
pháp số
|
|
R
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
35
|
Kỹ
thuật Điện – Điện tử
|
|
R
|
R
|
R
|
|
|
I
|
|
|
|
|
|
36
|
Cơ
sở điều khiển tự động
|
|
R
|
R
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
37
|
Cơ
khí đại cương
|
|
R
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
38
|
Động
lực học hệ thống
|
|
R
|
R
|
R
|
|
|
|
|
|
|
|
|
39
|
Bảo
trì – bảo dưỡng thiết bị
|
|
|
|
|
|
R,A
|
R,A
|
|
|
|
|
|
40
|
TH Kỹ
thuật điện tử
|
|
|
|
|
|
R
|
|
|
|
|
|
|
41
|
Lập trình
nâng cao
|
|
R
|
|
|
|
|
|
|
|
R
|
|
|
42
|
Hệ thống
nhúng
|
|
R,A
|
|
|
R
|
|
|
|
|
|
|
|
43
|
Đồ án cơ
sở thiết kế máy
|
|
|
|
M,A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
44
|
Kỹ thuật
robot
|
|
M,A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
45
|
Học máy và
ứng dụng
|
|
R, A
|
R, A
|
|
|
|
R, A
|
|
|
|
|
|
46
|
Mô hình
hóa và điều khiển
|
|
M,A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
47
|
Cảm biến
và hệ thống đo
|
|
M,A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
48
|
Cơ cấu
chấp hành và điều khiển
|
|
M,A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
49
|
KT Vi điều
khiển
|
|
M
|
R
|
I
|
|
|
|
|
|
R
|
|
|
50
|
Thiết kế
mạch vi điều khiển
|
|
|
|
M,A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
51
|
Đồ án đo
lường và điều khiển robot
|
|
R
|
R,A
|
|
|
|
|
|
|
|
R,A
|
R
|
52
|
Điều khiển
thủy khí
|
5504015
|
|
|
M,A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
53
|
Kỹ thuật
xung – số
|
|
R
|
I
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
54
|
TH Vi Điều
khiển
|
|
|
M,A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
55
|
TH KT
Robot
|
|
|
M,A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
56
|
Trí tuệ
nhân tạo trong robot
|
|
M
|
|
|
M,A
|
|
|
|
|
|
|
|
57
|
Thị giác
máy tính và ứng dụng
|
|
|
M,A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
58
|
Kỹ thuật
Điều khiển nâng cao
|
|
M,A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
R,A
|
|
59
|
Học sâu và
ứng dụng
|
|
R
|
R
|
|
|
|
R
|
|
|
|
|
|
60
|
Công nghệ
CAD&CAE
|
|
|
|
|
|
|
|
M,A
|
|
|
|
|
61
|
Đồ án
robot và trí tuệ nhân tạo
|
|
R
|
R
|
M,A
|
|
|
R
|
|
|
|
|
R, A
|
62
|
Điều khiển
phi tuyến
|
|
R
|
R
|
R
|
|
|
|
R
|
|
|
|
|
63
|
Chuyên đề
chẩn đoán và phát hiện lỗi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
64
|
Đồ án IOT
|
|
|
|
M
|
|
R,A
|
|
R,A
|
|
|
|
|
65
|
Đồ án Cơ
Điện tử
|
|
R
|
I
|
R
|
|
|
I
|
I
|
|
R
|
R
|
R
|
66
|
Robot hợp
tác
|
|
R
|
R
|
R
|
|
|
|
R
|
|
|
|
|
67
|
Tiếng Anh
chuyên ngành robot và trí tuệ nhân tạo
|
|
I
|
|
|
|
|
R
|
I
|
R
|
|
R
|
|
68
|
Điều khiển
logic và PLC
|
|
R
|
R
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
69
|
Công nghệ
gia công tiên tiến
|
5504216
|
I
|
|
|
|
|
R
|
R
|
|
|
R
|
|
70
|
Chuyên đề
robot và trí tuệ nhân tạo
|
|
I
|
|
|
|
|
R
|
|
|
|
|
|
71
|
Học kỳ
doanh nghiệp
|
|
|
|
|
M,A
|
M,A
|
|
|
|
|
R,A
|
|
72
|
Tự động
hóa QT sản xuất
|
5504080
|
R
|
|
R
|
|
I
|
|
|
|
I
|
|
|
73
|
Phân tích
dữ liệu
|
|
R
|
M,A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
74
|
Đồ án thị
giác máy tính
|
|
|
R
|
R
|
|
|
R
|
R
|
|
|
R
|
|
75
|
Ứng dụng
IOT
|
|
R
|
|
|
|
|
M,A
|
|
|
|
|
|
76
|
Robot di
động
|
|
R
|
R
|
R
|
|
|
M,A
|
R
|
|
|
I
|
|
77
|
Quản lý dự
án chuyên ngành
|
5504223
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
R,A
|
R,A
|
78
|
Kỹ năng
lãnh đạo quản lý
|
5502009
|
|
|
|
|
|
|
R,A
|
|
|
R,A
|
R,A
|
79
|
Đổi mới
sáng tạo, khởi nghiệp
|
5502010
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
R,A
|
80
|
Thực tập
tốt nghiệp
|
|
|
|
|
|
R,A
|
R,A
|
R,A
|
|
|
R,A
|
R,A
|
81
|
Đồ
án tốt nghiệp kỹ sư Robot và trí tuệ nhân tạo
|
|
R
|
R
|
M,A
|
I
|
R
|
M,A
|
M,A
|
R
|
R
|
R
|
M,A
|
Chú thích:
- I (Introduced): Học
phần có hỗ trợ đạt được PLO/PI và ở mức giới thiệu/bắt đầu;
- R (Reinforced): Học
phần có hỗ trợ đạt được PLO/PI và ở mức nâng cao hơn mức bắt đầu. Ở các học phần
này, người học có nhiều cơ hội được thực hành, thí nghiệm, thực tế,…;
- M (Mastery): CLO có
hỗ trợ cao đạt được PLO và ở mức thuần thục/thông hiểu
- A (Assessed): Học
phần quan trọng (hỗ trợ tối đa việc đạt được các PLO/PI) cần được thu thập dữ
liệu để đo lường đánh giá mức độ người học đạt được PLO/PI.
2.3. Cây chương trình
2.4. Kế hoạch đào tạo
Học kỳ
|
Mã HP
|
Tên học phần
|
Số tín chỉ
|
Loại học phần
|
1
|
5013001
|
Giáo dục
thể chất I
|
1
|
Học phần BB
- chứng chỉ
|
5305001
|
Vật Lý Cơ
- Điện
|
2
|
Học phần BB
- đại cương
|
5319002
|
Giải tích
I
|
3
|
Học phần BB
- đại cương
|
5413001
|
Ngoại Ngữ
cơ bản
|
3
|
Học phần
tự chọn tự do
|
5413002
|
Ngoại Ngữ
I
|
3
|
Học phần BB
- đại cương
|
5504085
|
Vẽ kỹ
thuật
|
2
|
Học phần BB
- đại cương
|
|
Xác xuất
thống kê
|
2
|
Học phần
BB - đại cương
|
5504088
|
Cơ lý
thuyết
|
2
|
Học phần BB
- cơ sở
|
|
Nhập
môn ngành Robot và trí tuệ nhân tạo
|
2
|
Học phần BB
- cơ sở
|
|
Cơ
khí đại cương
|
2
|
Học phần
BB - cơ sở
|
2
|
5013002
|
Giáo dục
thể chất II
|
1
|
Học phần BB
- chứng chỉ
|
5413003
|
Ngoại Ngữ
II
|
2
|
Học phần BB
- đại cương
|
Lựa chọn
một trong hai môn thuộc HP tự chọn BB - đại cương bên dưới:
|
|
1.
Quy hoạch tuyến tính
|
2
|
HP tự chọn
BB - đại cương
|
|
2.
Giải tích II
|
2
|
|
Vẽ
và thiết kế trên Máy tính
|
2
|
Học phần BB
- cơ sở
|
|
Toán
chuyên ngành
|
2
|
Học phần
BB - đại cương
|
|
Kỹ
thuật Điện – Điện
tử
|
3
|
Học phần BB
- cơ sở
|
|
Lập
trình cơ bản
|
2
|
Học phần BB
- đại cương
|
5319001
|
Đại số
tuyến tính
|
2
|
Học phần BB
- đại cương
|
|
Cơ
sở thiết kế máy
|
2
|
Học phần BB
- cơ sở
|
5209007
|
Chủ nghĩa
xã hội khoa học
|
2
|
Học phần BB
- đại cương
|
3
|
5013003
|
Giáo dục
thể chất III
|
1
|
Học phần BB
- chứng chỉ
|
5209005
|
Triết học
Mác-Lênin
|
3
|
Học phần BB
- đại cương
|
5413004
|
Ngoại ngữ
III
|
2
|
Học phần BB
- đại cương
|
5502001
|
Giáo dục
quốc phòng
|
4
|
Học phần BB
- chứng chỉ
|
5502004
|
Kỹ
năng làm việc nhóm
|
1
|
Học
phần BB - đại
cương
|
|
Phương
pháp số
|
2
|
Học phần
BB - cơ sở
|
|
Cơ
sở điều khiển tự động
|
3
|
Học phần BB
- cơ sở
|
|
Động
lực học hệ thống
|
2
|
Học phần BB
- cơ sở
|
|
Nguyên
lý hệ điều hành
|
2
|
Học phần
BB - cơ sở
|
|
TH Kỹ
thuật điện tử
|
1
|
Học phần BB
- chuyên ngành
|
4
|
5013004
|
Giáo dục
thể chất IV
|
1
|
Học phần BB
- chứng chỉ
|
5209008
|
Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam
|
2
|
Học phần
bắt buộc - đại cương
|
5209006
|
Kinh tế
chính trị
|
2
|
Học phần BB
- đại cương
|
5413005
|
Ngoại Ngữ
IV
|
2
|
Học phần
tự chọn tự do
|
|
Lập trình
nâng cao
|
3
|
Học phần BB
- chuyên ngành
|
|
Kỹ thuật
robot
|
3
|
Học phần BB
- chuyên ngành
|
|
Kỹ thuật
xung – số
|
2
|
Học phần BB
- chuyên ngành
|
|
Cảm biến
và hệ thống đo
|
2
|
Học phần BB
- cơ sở
|
|
Cơ cấu
chấp hành và điều khiển
|
2
|
Học phần BB
- chuyên ngành
|
|
KT Vi điều
khiển
|
3
|
Học phần BB
- chuyên ngành
|
5
|
5209004
|
Tư
tưởng Hồ Chí Minh
|
2
|
Học
phần BB - đại
cương
|
|
Mô hình
hóa và điều khiển
|
3
|
Học phần BB
- chuyên ngành
|
|
Học máy và
ứng dụng
|
3
|
Học phần
BB - chuyên ngành
|
|
Đồ án cơ
sở thiết kế máy
|
1
|
Học phần
BB - chuyên ngành
|
|
TH Vi Điều
khiển
|
2
|
Học
phần BB -
chuyên ngành
|
|
TH KT
Robot
|
2
|
Học
phần BB -
chuyên ngành
|
|
Thiết kế
mạch vi điều khiển
|
2
|
Học
phần BB -
chuyên ngành
|
|
Đồ án đo
lường và điều khiển robot
|
2
|
Học
phần BB -
chuyên ngành
|
|
Chuyên đề
chẩn đoán và phát hiện lỗi
|
1
|
Học
phần tự chọn bắt buộc - chuyên ngành
|
|
Điều khiển
logic và PLC
|
2
|
Học
phần tự chọn bắt buộc - chuyên ngành
|
5413006
|
Ngoại
Ngữ V
|
2
|
Học
phần tự chọn tự do
|
6
|
|
Thị giác
máy tính và ứng dụng
|
3
|
Học
phần BB - chuyên ngành
|
|
Kỹ thuật
Điều khiển nâng cao
|
3
|
Học
phần BB -
chuyên ngành
|
|
Hệ thống
nhúng
|
2
|
Học
phần BB -
chuyên ngành
|
|
Công nghệ
CAD&CAE
|
3
|
Học
phần BB -
chuyên ngành
|
|
Bảo
trì – bảo dưỡng thiết bị
|
2
|
Học
phần BB -
chuyên ngành
|
|
Học kỳ
doanh nghiệp
|
3
|
Học
phần BB -
chuyên ngành
|
5504216
|
Công nghệ
gia công tiên tiến
|
2
|
Học
phần tự chọn bắt buộc - chuyên ngành
|
|
Tiếng Anh
chuyên ngành robot và trí tuệ nhân tạo
|
2
|
Học
phần tự chọn bắt buộc - chuyên ngành
|
|
|
Đồ án Cơ
Điện tử
|
2
|
Học
phần tự chọn bắt buộc - chuyên ngành
|
7
|
5211005
|
Pháp luật
đại cương
|
2
|
Học phần
BB - đại cương
|
5502003
|
Kỹ năng
giao tiếp
|
1
|
Học phần
BB - đại cương
|
|
Trí tuệ
nhân tạo trong robot
|
3
|
Học
phần BB -
chuyên ngành
|
|
Phân tích
dữ liệu
|
2
|
Học
phần BB -
chuyên ngành
|
|
Đồ án thị
giác máy tính
|
2
|
Học
phần BB -
chuyên ngành
|
|
Ứng dụng
IOT
|
2
|
Học
phần BB -
chuyên ngành
|
5504015
|
Điều khiển
thủy khí
|
2
|
Học phần
BB - chuyên ngành
|
|
Robot hợp
tác
|
2
|
Học
phần tự chọn bắt buộc - chuyên ngành
|
|
Điều
khiển phi tuyến
|
2
|
Học
phần tự chọn bắt buộc - chuyên ngành
|
5504080
|
Tự động
hóa QT sản xuất
|
2
|
Học
phần tự chọn bắt buộc - chuyên ngành
|
8
|
|
Robot di
động
|
2
|
Học
phần BB -
chuyên ngành
|
|
Đồ án
robot và trí tuệ nhân tạo
|
3
|
Học
phần BB -
chuyên ngành
|
5502009
|
Kỹ
năng lãnh đạo quản lý
|
2
|
Học
phần BB - kỹ
năng mềm
|
5502010
|
Đổi
mới sáng tạo, khởi nghiệp
|
2
|
Học
phần BB - kỹ
năng mềm
|
5504301
|
Thực
tập tốt nghiệp
|
5
|
Học
phần BB -
chuyên ngành
|
5504223
|
Quản
lý dự án chuyên ngành
|
2
|
Học
phần BB -
chuyên ngành
|
|
Chuyên đề robot
và trí tuệ nhân tạo
|
1
|
Học
phần tự chọn bắt buộc - chuyên ngành
|
|
Đồ án IOT
|
2
|
Học
phần tự chọn bắt buộc - chuyên ngành
|
|
|
Học sâu và
ứng dụng
|
3
|
Học
phần tự chọn bắt buộc - chuyên ngành
|
9
|
|
Đồ
án tốt nghiệp kỹ sư Robot và trí tuệ nhân tạo
|
12
|
Học phần BB
- chuyên ngành
|
2.5. Mô tả tóm tắt các học phần
Pháp luật đại cương
Học
phần cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật nhằm hình
thành tư duy và phương pháp nhận thức khoa học đúng đắn về nhà nước và pháp luật.
Nội dung chủ yếu của HP gồm các vấn đề: Quy phạm pháp luật; hệ thống pháp luật;
quan hệ pháp luật; vi phạm pháp luật; giới thiệu nội dung cơ bản của Luật dân sự,
Luật phòng chống tham nhũng,… Bên cạnh đó, học phần cung cấp cho SV các kỹ năng
xử lý tình huống pháp luật trong thực tế, điều chỉnh hành vi theo quy định của
pháp luật và nhận thức được vai trò của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật trong gia đình, nhà trường và xã hội, tạo lập cho SV thái độ
tôn trọng pháp luật.
Vật lý Cơ -
Điện
Học
phần Vật lý Cơ – Điện cung cấp cho người học những kiến thức trong Vật lý ở phần
Cơ học và Điện học. Học phần giúp người học nghiên cứu các nội dung quan trọng
như:
- Các tính chất, các qui luật chuyển động của
chất điểm và vật rắn;
- Mối liên hệ giữa các đại lượng đặc trưng của
chuyển động, các định luật biến thiên và bảo toàn động lượng, momen động lượng,
năng lượng;
- Các tính chất, nguyên lí và mối liên hệ giữa
các đại lượng đặc trưng của trường Tĩnh điện.
Ngoài
ra, học phần còn giúp người học phát triển các kỹ năng giao tiếp và làm việc
nhóm.
Ngoại ngữ
I
Học
phần này được thiết kế tích hợp giữa 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết và các bài
tập Ngữ pháp, Từ vựng, Luyện âm. Nội dung học phần được trình bày trong 5 bài học
(5 units), mỗi unit gồm các bài học nhỏ (lessons) về các kỹ năng sử dụng từ vựng
và nghe hiểu (với các dạng bài tập trắc nghiệm, hoàn thành câu/ sơ đồ/ bảng biểu);
kĩ năng đọc hiểu (với các dạng trắc nghiệm, nối thông tin, trả lời ngắn, hoàn
thành sơ đồ); kỹ năng thảo luận, trình bày quan điểm cá nhân trong những tình
huống cụ thể; kĩ năng viết (với các bài tập ngữ pháp và viết như hoàn thành
câu, viết câu, viết đoạn văn ngắn về cá nhân, viết quảng cáo ngắn, viết email
ngắn, mô tả một địa điểm ưa thích, viết các chỉ dẫn, hướng dẫn…) ở mức độ bậc 1
trong cấp độ sơ cấp. Sau mỗi bài học, sinh viên được luyện tập, thực hành với
các tài liệu cho hình thức học trực tiếp và nguồn tài nguyên thực hành trực tuyến.
Học phần này giúp sinh viên có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường
nhật, các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Sinh viên có thể tự
giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời thông tin về bản thân như nơi
sinh sống, gia đình và bạn bè. Sinh viên có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối
thoại nói chậm, rõ ràng.
Giải tích
I
Học
phần Giải tích 1 cung cấp các kiến thức cơ bản về giới hạn, sự liên tục, phép
tính vi phân, phép tính tích phân, bài toán cực trị của hàm số một biến và hàm
số nhiều biến, lý thuyết chuỗi số, chuỗi hàm. Học phần cũng đề cập tới một số ứng
dụng của phép tính vi tích phân để giải quyết các bài toán trong kĩ thuật.
Triết học
Mác – Lênin
Học
phần cung cấp cho SV kiến thức tổng quát về đối tượng, phương pháp nghiên cứu
và chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin, nội dung cốt lõi của chủ nghĩa
Mác – Lênin về hàng hoá, thị trường và vai trò của chủ thể trong nền kinh tế thị
trường; giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; cạnh tranh và độc quyền
trong nền kinh tế thị trường. Trình bày các vấn đề chủ yếu về kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của Việ Nam.
Ngoại ngữ
II
Học
phần này được thiết kế tích hợp giữa 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết và các bài
tập Ngữ pháp, Từ vựng, Luyện âm. Nội dung học phần được trình bày trong 3 bài học
(3 units), mỗi unit gồm các bài học về các kỹ năng sử dụng từ vựng; kĩ năng
nghe hiểu (nghe hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên
quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản với các dạng bài tập trắc nghiệm, hoàn thành
câu/ sơ đồ/ bảng biểu); kĩ năng đọc hiểu (đọc hiểu được các câu và cấu trúc được
sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản với dạng bài tập trắc
nghiệm, nối thông tin, trả lời ngắn); kỹ năng nói (rao đổi thông tin về những
chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày, mô tả đơn giản về bản thân, môi trường
xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu); kĩ năng viết (với các dạng
bài tập ngữ pháp và viết (hoàn thành câu, viết
câu, viết đoạn văn ngắn về gia
đình, điều kiện sống, email, một tin nhắn cảm ơn, biết cách viết một blog cá
nhân về du lịch, tin nhắn qua mạng, bình luận về một số chủ đề: học tập, giải
trí, ngoại hình, thời trang…). Sau mỗi bài học, sinh viên được luyện tập, thực
hành với các tài liệu cho hình thức học trực tiếp và nguồn tài nguyên thực hành
trực tuyến.
Lập trình cơ bản
Học
phần cung cấp cho SV các kiến thức về câu lệ, các kiểu dữ liệu và xây dựng
chương trình trong ngôn ngữ lập trình C. Bên cạnh đó, học phần cũng cung cấp kiến
thức về các thuật toán cơ bản và kỹ năng lập trình để có thể đạt hiệu quả cao
nhất.
Kinh tế
chính trị
Học
phần được kết cấu thành 2 phần chính:
+
Một là, nghiên cứu các vấn đề kinh tế chính trị của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa trong cả hai giai đoạn là tự do cạnh tranh và giai đoạn độc quyền.
+ Hai là, nghiên cứu các vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Học phần được kết cấu thành hai phần chính:
-
Một là, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi nhất về Chủ nghĩa xã hội khoa học, một
trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Hai là, nghiên cứu những vấn đề chính trị - xã hội của
Việt Nam liên quan đến chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.
Vẽ Kỹ
Thuật
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản để xây dựng
bản vẽ kỹ thuật bao gồm: dụng cụ vẽ, các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật;
các kỹ thuật cơ bản của vẽ hình học: các nguyên tắc biểu diễn không gian hình
học, các phép chiếu Điểm - Đường thẳng - Mặt phẳng, các phép biến đổi, sự hình
thành giao tuyến của các mặt. Cách biểu diễn vật thể: điểm, đường, hình chiếu,
hình chiếu trục đo, hình cắt và mặt cắt.
Đại số tuyến
tính
Học phần này cung
cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về đại số tuyến tính như khái niệm không
gian vectơ, dạng toàn phương, khái niệm ma trận, các phép toán trên ma trận,
cách giải một hệ phương trình tuyến tính
nhằm cung cấp các kiến thức để phục vụ cho sinh viên học tốt các môn học chuyên
ngành.
Giải
tích II
Học phần này cung
cấp các kiến thức cơ bản về hàm vectơ, hàm nhiều biến, đạo hàm riêng, tích phân
bội, tích phân đường, tích phân mặt và giải tích vectơ. Ứng dụng và định hướng giải quyết trong một số
mô hình bài toán thực tế.
Ngoại ngữ
III
Học phần này được
thiết kế tích hợp giữa 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết và các bài tập Ngữ pháp,
Từ vựng, Luyện âm. Nội dung học phần được trình bày trong 3 bài học (3 units),
mỗi unit gồm các bài học về các kỹ năng sử dụng từ vựng; kĩ năng nghe hiểu
(nghe hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu
cầu giao tiếp cơ bản với các dạng bài tập trắc nghiệm, hoàn thành câu/ sơ đồ/ bảng
biểu); kĩ năng đọc hiểu (đọc hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường
xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản với dạng bài tập trắc nghiệm, nối
thông tin, trả lời ngắn); kỹ năng nói (rao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản,
quen thuộc hằng ngày, mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những
vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu); kĩ năng viết (với các dạng bài tập ngữ pháp và
viết (hoàn thành câu, viết câu, viết đoạn văn ngắn về mô tả bộ phim yêu thích,
chia sẻ lời khuyên địa điểm du lịch, ghi chú, email, …). Sau mỗi bài học, sinh
viên được luyện tập, thực hành với các tài liệu cho hình thức học trực tiếp và
nguồn tài nguyên thực hành trực tuyến.
Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam
Học phần cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về: lịch sử
ra đời của Đảng; quá trình hình thành, bổ sung và phát triển đường lối của Đảng;
kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Đảng. Nội dung chính của môn học là
cung cấp cho SV những hiểu biết cơ bản có hệ thống về đường lối của Đảng, đặc
biệt trong thời kỳ đổi mới.
Tư tưởng Hồ
Chí Minh
Học phần cung cấp cho SV những kiến thức về quá trình hình thành,
nội dung cơ bản tư tưởng HCM từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách
mạng XHCN. Những vấn đề cơ bản đó là: tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân
tộc, CNXH, ĐCS, nhà nước, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, vấn đề đạo đức, văn
hoá, nhân dân,… đó là cơ sở lý luận định hướng tư duy và hành động cho SV trong
quá trình học tập rèn luyện đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH và hội nhập quốc tế.
Kỹ năng làm
việc nhóm
Học
phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về kĩ năng làm việc nhóm và hiểu
được tầm quan trọng của kĩ năng làm việc nhóm trong công việc và trong cuộc sống,
Trên cơ sở đó sinh viên có thái độ và động cơ đúng đắn trong việc rèn luyện,
hoàn thiện và phát triển kĩ năng làm việc nhóm trong học tập và trong công việc
sau này.
Kỹ năng giao
tiếp
Học
phần cung cấp cho sinh viên cách
nhìn khái quát về vai trò kĩ năng giao tiếp trong mọi hoạt động của xã hội đồng
thời tạo điều kiện cho sinh viên bước đầu làm quen với những kỹ năng cần thiết
khi tham gia vào mọi hoạt động giao tiếp trong cuộc sống. Đây là môn học có
tính thực tiễn cao, cung cấp cho sinh viên những kiến thức lí thuyết và thực
hành thông qua hệ thống bài tập về các tình huống giao tiếp cụ thể. Trong quá
trình học, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về giao tiếp, ứng
xử, đồng thời thực hành để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức môn học vào các
tình huống giao tiếp hằng ngày cũng như trong hoạt động nghề nghiệp sau này. Từ
đó giúp sinh viên thấy được vai trò, tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp trong
hoạt động học tập và trong công việc.
Quy hoạch
tuyến tính
Học phần giới thiệu
các phương pháp cơ bản để giải bài toán QHTT như phương pháp hình học, phương
pháp đơn hình, phương pháp mở rộng. Giới thiệu các khái niệm của cặp bài toán đối
ngẫu và ứng dụng lý thuyết đối ngẫu cho bài toán QHTT.
Xác suất
thống kê
Học phần này bao gồm
thống kê mô tả, xác suất sơ cấp, biến ngẫu nhiên và luật phân phối xác suất,
các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên, ước lượng tham số, kiểm định giả thuyết,
tương quan và hồi qui tuyến tính.
Cơ lý thuyết
Cung cấp những kiến thức nền tảng để tiếp thu những học phần
cơ sở và chuyên ngành khác của lĩnh vực cơ khí nói chung, nội dung học phần bao
gồm các phần:
- Tĩnh học: Các tiên đề tĩnh học, lực, liên kết, phản lực
liên kết, phương pháp khảo sát các hệ lực, giải quyết các bài toán về cân bằng.
- Động học: Nghiên cứu các quy luật chuyển động của vật thể
trên quan điểm động hình học.
- Động lực học: Nghiên cứu các bài toán động lực học trên cơ
sở các định luật của Newton.
Sức bền vật
liệu cơ bản
Học phần cung cấp kiến thức về tính
toán sức chịu tải của các kết cấu kỹ thuật: lý thuyết về nội lực, kéo nén đúng
tâm, trạng thái ứng suất và các thuyết bền, đặc trưng hình học của mặt cắt
ngang phẳng, các bài toán thanh chịu uốn, xoắn thuần túy, chịu lực phức tạp. Ổn
định thanh thẳng.
Tiếng Anh
chuyên ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo
Học phần này giúp SV có khả năng nghe, nói, đọc
và viết thành thạo trong môi trường tiếng Anh kỹ thuật. Giúp cải thiện độ chính
xác của sinh viên về ngữ pháp và cấu trúc câu, cung cấp cho sinh viên các thuật
ngữ liên quan đến kỹ thuật cơ điện tử. HP bao gồm 4 phần: kiến thức về cơ điện
tử cơ bản, mô hình hệ thống vật lý, cảm biến và cơ cấu chấp hành, hệ thống và
điều khiển.
Vẽ và thiết
kế trên Máy tính
Giới thiệu các phần mềm vẽ, thiết kế trên máy vi tính, cung
cấp cho SV các kiến thức cơ bản và kỹ năng ứng dụng phần mềm AutoCAD để vẽ,
thiết kế các chi tiết, bộ phận cơ khí, điện, điện tử, xây dựng... trên máy
tính. Cụ thể: Tìm hiểu phần mềm AutoCAD, chuẩn bị một bản vẽ – Vẽ chính xác
trong AutoCAD – Các lệnh vẽ cơ bản – Các lệnh hiệu chỉnh – Các lệnh hỗ trợ dựng
hình – Chữ và số – Ghi kích thước – Ký hiệu vật liệu – Lệnh tra cứu thông
tin – Điều khiển màn hình – Khối và thuộc tính – Tạo và quan sát mô hình 3D –
Các lệnh hỗ trợ thiết kế mô hình 3D – Tạo mô hình 3D dạng khối rắn – Xuất bản
vẽ ra giấy, tập tin và phần mềm khác.
Cơ sở thiết
kế máy
Học phần nghiên cứu cấu trúc, nguyên
lý làm việc và phương pháp tính toán thiết kế các cơ cấu truyền động, các mối
ghép và các chi tiết máy điển hình. Cụ thể: cơ sở tính toán thiết kế máy,
truyền động ma sát, truyền động bánh răng, truyền động trục vít-bánh vít,
truyền động xích, truyền động vít-đai ốc, trục và ổ trục, khớp nối trục, các
mối ghép cơ khí.
Đồ án cơ sở
thiết kế máy
Học phần đồ án cơ sở thiết kế máy là
học phần mang tính ứng dụng, thực tiễn cao,
trang bị cho sinh viên các kỹ năng cơ bản nhất về thiết kế máy và hệ dẫn
động cơ khí; Tính toán chi tiết máy theo các chỉ tiêu chủ yếu về khả năng làm
việc, lựa chọn các bộ truyền động thích hợp; lựa chọn cấp chính xác, kiểu lắp
ghép, phương pháp trình bày bản vẽ.
Động lực học
hệ thống
Học phần trình bày các kiến thức,
phương pháp để xây dựng và tính toán mô hình động lực học cho các hệ thống cơ
bản; nghiên cứu về các đáp ứng của hệ thống đã được thiết lập.
Phương pháp
số
Học phần trình bày các dạng bài toán cơ bảnnhư nội suy và xấp xỉ hàm
số, tính gần đúng đạo hàm và tích phân, giải phương trình, hệ phương trình,
phương trình vi phân,... và các phương pháp tính cơ bản để giải các bài toán
đó. Tập trung vào ý tưởng và thuật toán của các phương pháp.
Kỹ Thuật Điện
– Điện Tử
Học
phần trang bị cho người học những kiến thức về mạch điện, các phương pháp giải
mạch điện, mạch điện xoay chiều một pha và ba pha. Nguyên lý hoạt động và phương
pháp tính toán các thông số của máy biến áp, động cơ điện không đồng bộ, động
cơ điện một chiều.
Cấu tạo, nguyên lý làm việc, và các
ứng dụng của các linh kiện điện tử cơ bản như điện trở, tụ điện, cuộn dây,
diot, BJT (transistor lưỡng cực), FET (transistor trường), và khuếch đại thuật
toán (Op-amp). Sinh viên cũng được trang bị các phương pháp phân cực cho
transistor lưỡng cực và Fet. Sau khi hoàn thành khóa học này, sinh viên có thể
phân tích, và thiết kế các mạch điện tử cơ bản dựa trên các linh kiện điện tử
thụ động và tích cực.
TH KT Điện tử
Môn học này sẽ giúp trang bị kỹ năng cần thiết cho kỹ sư làm việc tại các nhà máy. Mục tiêu chính
của môn học là truyền đạt các kiến thức thực tế về các linh kiện điện tử được
sử dụng trong các bo mạch điện tử và phát triển kỹ năng đọc datasheet của linh
kiện điện tử. Thêm vào đó, khóa học cung cấp kỹ năng cần thiết trong việc thiết
kế, và chế tạo các mạch điện tử cơ bản từ việc sử dụng bảng đồng PCB, khoan và
kỹ năng hàn mạch điện tử.
Kỹ thuật
Xung - số
Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về tín hiệu xung, các khoá
điện tử và các mạch biến đổi xung, các mạch tạo dao động đa hài, dao động
Blocking; Giới thiệu về hệ thống đếm, các loại mã, đại số Boole, các phương
pháp biểu diễn hàm; các phương pháp thiết kế mạch xung – số cơ bản.
Toán chuyên
ngành
Môn học toán chuyên ngành cung cấp
cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sai số, phương trình vi phân, hệ phương
trình vi phân, ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, các phép biến
đổi Laplace, biến đổi Fourier,… và cách vận dụng những kiến thức học được trong
các bài toán trong kỹ thuật.
Cơ khí đại
cương
Học phần Cơ khí Đại cương là học
phần bắt buộc trong CTĐT kỹ sư các ngành không chuyên sâu về Cơ khí chế tạo máy
như CNKT Cơ điện tử, CNKT Ô tô, Robot và Trí tuệ nhân tạo nhằm trang bị cho SV
các kiến thức về các khái niệm về cơ khí, vật liệu, dung sai kỹ thuật đo, kỹ
thuật chế tạo phôi và kỹ thuật gia công cơ khí (máy cắt, dụng cụ gia công cơ và
các phương pháp gia công cắt gọt) ở mức độ cơ bản, học phần có quan hệ gần với
các học phần khác.
Cơ sở điều
khiển tự động
Học phần trình bày các kiến thức cơ bản về điều khiển tự
động, các phần tử cơ bản của một hệ thống điều khiển tự động, các phương pháp
mô tả hệ thống điều khiển tự động, thiết lập hàm truyền đạt của các phần tử và
hệ thống. Cách thiết lập đặc tính động lực học của một số khâu động học điển
hình. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng điều khiển của một hệ thống điều khiển
tự động, cấu trúc và chức năng của bộ hiệu chỉnh PID. Một số các hệ thống thực tế
sử dụng trong điều khiển: bộ truyền bánh răng, động cơ điện một chiều, hệ điều
khiển chuyển động tịnh tiến của bàn máy, hệ thuỷ khí. Hệ thống phi tuyến. Hệ
thống rời rạc. Sử dụng công cụ mô phỏng SIMULINK trong phần mềm Matlab để mô
phỏng quá trình điều khiển của một số hệ điều khiển như điều khiển tốc độ động
cơ DC có bộ hiệu chỉnh PID.
Cảm biến và
hệ thống đo
Học phần giới thiệu các kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt
động, chức năng và ứng dụng của các thành phần trong đo lường và xử lý tín
hiệu; tính toán và lựa chọn các phương pháp xử lý tín hiệu đo; phương pháp
chuẩn cảm biến, hiệu chuẩn hệ thống đo; phân tích, thiết kế, mô phỏng, lắp ráp
và lập trình điều khiển một hệ thống đo điển hình.
Cơ cấu chấp
hành và điều khiển
Học phần trình bày về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các
loại cơ cấu chấp hành khác nhau (hệ thống cơ khí, điện, thủy lực – khí nén,…)
cũng như các đặc tính cơ của chúng. Hơn nữa, người học cũng được cung cấp các
phương thức để có thể điều khiển các loại cơ cấu chấp hành theo yêu cầu.
Đồ án đo
lường và điều khiển robot
Học phần giúp các SV nắm bắt được các thành phần cơ bản của
robot. Người học thiết kế và trình bày các thành phần chính của robot như: cảm
biến, cơ cấu chấp hành và điều khiển, qua đó SV có thể thiết kế và chế tạo được
robot ở dạng căn bản nhất.
Kỹ thuật Vi
điều khiển
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về cấu tạo cơ bản như
khối điều khiển khói tính toán, các thanh ghi, bộ nhớ, nguyên lý hoạt động và
các ứng dụng của vi điều khiển; kỹ năng sử dụng các loại vi điều khiển thông
dụng trong các hệ thống tự động hay các thiết bị công nghiệp.
TH Vi điều
khiển
Học phần này giúp cho sinh viên làm quen với Kit Vi điều
khiển, giới thiệu hệ thống và cách soạn thảo chương trình điều khiển, cách thức
điều khiển led 7 đoạn, điều khiển ma trận Led, đo và điều khiển nhiệt độ,
chuyển đổi A/D, D/A, điều khiển động cơ bước.
Bảo trì –
bảo dưỡng thiết bị
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về hư
hỏng, độ tin cậy, dự phòng và các phương pháp bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị
trong công nghiệp như: bảo trì phục hồi, bảo trì phòng ngừa, phương pháp bảo
dưỡng cơ hội, bảo trì dựa theo tình trạng máy, bảo trì dự đoán,…
Mô hình hóa
và điều khiển
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết để
xây dựng mô hình toán học các hệ thống khác nhau nhằm thu nhận các thông tin về
đối tượng đang nghiên cứu bằng cách thực hiện các mô phỏng và sau đó áp dụng
các luật điều khiển để hệ thống có thể làm việc/thực thi các nhiệm vụ được giao.
Kỹ thuật robot
Mục tiêu của môn học này là cung cấp
cho sinh viên kiến thức cơ bản về robot công nghiệp. Sinh viên sẽ được trang bị
các phép tính toán và các phép biến đổi thuần nhất để giải bài toán động học
robot. Trong khóa học này, người học cũng sẽ biết cách áp dụng phương pháp
Denavit Hartenberg hay sử dụng bộ bốn thông số Denavit Hartenberg liên quan đến
việc chuyển đổi giữa các hệ tọa độ gắn trên các khâu của robot, để xác định và
giải phương trình động học cánh tay robot.
TH KT Robot
Học phần nhằm cung cấp những kiến thức thực tế về robot công
nghiệp cũng như lập trình điều khiển robot. Nguyên tắc thiết lập cấu trúc và
nguyên lý hoạt động của Robot công nghiệp.
Điều khiển
Thủy khí
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ
bản về nguyên lý làm việc của hệ thống điều khiển khí nén, điện khí nén, thủy
lực, điện thủy lực. Ưu, nhược điểm của hệ thống điều khiển bằng khí nén, thủy
lực so với điện. Các phương pháp thiết kế mạch điều khiển thuỷ lực và khí nén.
Kỹ thuật
điều khiển nâng cao
Giúp SV có được những kiến thức cơ
sở về lý thuyết điều khiển hiện đại giúp SV có khả năng xây dựng các mô hình
điều khiển có tính đến các yếu tố không chắc chắn; cách thiết kế bộ điều khiển
bền vững và điều kiện để hệ thống ổn định bền vững; cách thiết lập và giải bài toán
tối ưu; có khả năng thiết kế các bộ điều khiển thích nghi.
Hệ thống nhúng
Học phần cung cấp cho
người học những kiến thức liên quan tới hệ nhúng, bao gồm: khái niệm tổng quan
về mô hình hệ thống nhúng, tính chất, các ứng dụng nhúng; Cung cấp kiến thức về
một số hệ thống nhúng; Các phương pháp thiết kế hệ thống nhúng; Vi điều khiển
ARM; Tập lệnh của vi điều khiển ARM; Cung cấp kiến thức về nguyên tắc lập trình
nhúng, các công cụ lập trình phần mềm nhúng.
Trí tuệ nhân tạo trong robot
Học phần này giúp sinh
viên có được kiến thức về các khái niệm, các vấn đề và các kỹ thuật cơ bản của
Trí tuệ nhân tạo. Học phần cũng trang bị cho SV các kiến thức sâu về kỹ thuật
logic, suy luận và thiết lập thuật toán học máy. Đồng thời, học phần này cũng
giúp sinh viên hiểu được các ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo trong thực tế ứng
dụng liên quan đến Robot.
Học máy và ứng dụng
Học phần này cung cấp
cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng về quy trình xây dựng một hệ thống machine
learning. Học phần sẽ giới thiệu một số bài toán điển hình trong machine
learning (hồi quy, phân lớp..) và một số thuật toán kinh điển (hồi quy tuyến
tính, k-means, cây quyết định…) cũng như hiện đại (Bayes Network, mạng nơ ron)
để giải quyết các bài toán học máy. Thông qua học phần sinh viên sẽ có các kỹ
năng xây dựng, thực nghiệm và đánh giá hệ thống machine learning
Robot di động
Học phần giới thiệu cho
SV các kiến thức về robot/phương tiện có khả năng hoạt động tự hành; các thuật
toán hiện đại để đối phó với các ràng buộc như: Trường thế năng nhân tạo, số
nguyên hỗn hợp,… nhằm đảm bảo cho các robot/phương tiện tự hành hoạt động an
toàn và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Nguyên lý hệ
điều hành
Giúp
sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để tiếp cận và làm việc trên môi
trường sử dụng hệ điều hành (mã nguồn mở), sử dụng các ứng dụng trên hệ điều
hành mã nguồn mở, có khả năng sử dụng, khai thác, quản trị trên hệ điều hành
LINUX và khả năng lập trình trên shell script để tạo ra một số ứng dụng phục vụ
công việc.
Robot hợp
tác
Robot
hợp tác ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và cuộc sống. Chính vì
vậy, học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản về robot hợp
tác, các thành phần của robot hợp tác. Sau đó người học được tìm hiểu về các loại
robot hợp tác vì mỗi loại robot hợp tác sẽ có các đặc điểm kỹ thuật, điều kiện
làm việc khác nhau. Qua đó người học sẽ hiểu về các ứng dụng và biết cách lựa
chọn, thiết kế hệ thống tự động sử dụng robot hợp tác cho phù hợp yêu cầu thực
tiễn.
Điều khiển
Logic và PLC
Các khái niệm về điều khiển logic khả lập trình: Hệ thống
đếm và mã; Lý thuyết cơ sở; Các hàm logic cơ bản; Phương pháp tối thiểu hóa; Biểu
diển các hàm logic qua các loại van; Mạch điện; Mạch tổ hợp; Mạch tuần tự. Các
phương pháp giao tiếp điều khiển ngõ ra. Lập trình điều khiển hệ thống bằng
PLC.
Tự động hóa
quá trình sản xuất
Khái niệm chung về cơ khí hóa, tự động hóa và cấp phôi tự
động. Các thành phần của hệ thống tự động (HT tự động cơ khí, HT điều khiển khí
nén, HT điện - khí nén). Giới thiểu nguyên tắc cơ bản để thiết kế mạch điều
khiển khí nén, điện - khí nén. Các kiến thức về cấp phôi tự động: các loại phễu
chứa phôi, máng dẫn phôi. mơ cấu định hướng phôi, cơ cấu phân chia phôi, cơ cấu
làm phù hợp tốc dộ dịch chuyển phôi, trộn phôi tách phôi. Kiểm tra tự động
trong chế tạo máy. Các khái niệm về dây chuyền sản xuất tự động và dây chuyền
lắp ráp tự động hóa.
Đồ
án Cơ Điện tử
Giúp sinh viên hệ thống hóa các kiến
thức đã được học ở các học phần liên quan như điện-điện tử, cảm biến và hệ
thống đo, cơ cấu chấp hành và điều khiển, vi điều khiển, điều khiển tự động,
IoT và ứng dụng,... Cụ thể các nhóm sinh viên sẽ thiết kế chế tạo các mô hình
hệ thống cơ điện tử đơn giản, bao gồm: Thiết kế động học toàn hệ thống; Tính
toán sức bền và thiết kế kết cấu cho cụm máy hoặc toàn hệ thống; Thiết kế hệ
điều khiển để hệ thống Cơ điện tử hoạt động theo yêu cầu.
Đồ
án IOT
Giúp
sinh viên hệ thống hóa các kiến thức đã được học ở học phần vi điều khiển và ứng
dụng IoT. Cụ thể các nhóm sinh viên sẽ thiết kế phương án để giải quyết một bài
toán thực tiễn cần thiết hệ thống IoT để điều khiển, đồng thời đưa ra các
phương án quản lí dữ liệu cho hệ thống.
Học
sâu và ứng dụng
Học
phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng về mạng lưới (neural
network), phương pháp huấn luyện học sâu (deep learning), cũng như quy trình
xây dựng một hệ thống deep learning. Học phần sẽ giới thiệu một số kiến trúc mạng
neuron phổ biến và các biến thể của chúng. Thông qua học phần, sinh viên sẽ có
các kỹ năng xây dựng, tinh chỉnh thực nghiệm, đánh giá hệ thống deep learning.
Chuyên
đề chẩn đoán và phát hiện lỗi
Học phần này giúp
người học hiểu được khái niệm và vai trò quan trọng của quá trình chuẩn đoán và
phát hiện lỗi trong công nghiệp, cũng như các kỹ thuật có thể được sử dụng
trong quá trình này.
Công nghệ
gia công tiên tiến
Nội dung học phần tập trung vào 4
công nghệ phi truyền thống được phát triển mạnh trong những năm gần đây là gia
công tia lửa điện (xung định hình và cắt giây), gia công bằng laser, bằng tia
nước áp cao và công nghệ tạo mẫu nhanh (với case study là 3D printing). Kiến
thức cung cấp chủ yếu về công nghệ với mục tiêu sinh viên hiểu biết và nắm vững
những đặc điểm cơ bản của công nghệ (các tham số công nghệ chủ yếu ảnh hưởng
tới chất lượng, năng suất gia công), thiết bị gia công (cấu hình thiết bị và
vận hành cơ bản) và khả nãng ứng dụng công nghiệp. Tuy nhiên, học phần cũng còn
có mục đích củng cố cho học viên kiến thức về hệ thống cơ điện tử thông qua
phân tích cấu hình thiết bị công nghệ, kiến thức công nghệ gia công với sự hổ
trợ của CAD/CAM/CNC thông qua các bài tập thực hành gia công sản phẩm cụ thể
trên từng thiết bị tương ứng.
Đồ án Robot
và Trí tuệ nhân tạo
Giúp sinh viên hệ thống hóa các kiến thức đã được học ở học
phần mô hình hoá và điều khiển robot, cảm biến và hệ thống đo, cơ cấu chấp hành
và điều khiển kết hợp với các học phần liên quan đến điện tử, vi điều khiển, cơ
sở điều khiển tự động, điều khiển hiện đại, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng, thị
giác máy tính và ứng dụng, hệ thống nhúng và các học phần liên quan đến cơ học
máy và động lực học hệ thống. Cụ thể các nhóm sinh viên sẽ thiết kế chế tạo các
robot hoặc phương tiện tự hành, bao gồm: Thiết kế động học toàn hệ thống; Tính
toán sức bền và thiết kế kết cấu cho cụm máy hoặc toàn hệ thống; Thiết kế hệ
điều khiển để robot hoặc phương tiện tự hành hoạt động theo yêu cầu.
Chuyên đề robot
và trí tuệ nhân tạo
Chuyên đề đặc biệt về các vấn đề mới liên quan đến robot và trí tuệ nhân tạo.
Thị giác máy tính và ứng dụng
Học phần góp phần trả lời cho câu
hỏi làm thế nào để máy tính hiểu được thế giới thị giác của con người. Các chủ
đề chính của môn học bao gồm vấn đề tạo ảnh của camera, nhận dạng thông qua
biểu diễn toàn cục, đặc trưng cục bộ, phân loại đối tượng, ước lượng chuyển
động.
Ứng dụng IoT
Học phần này
giúp người học hiểu được khái niệm và vai trò của Internet of Things cùng ứng
dụng của nó trong đời sống và sản xuất công nghiệp. Các kiến trúc phần cứng cũng
như phần mềm lập trình cho kỹ thuật này đều được giới thiệu. Hệ thống xử lý các
dữ liệu từ cảm biến, kết nối thiết bị ngoại vi và lưu trữ dữ liệu được tích hợp
vào bài giảng.
Dựa trên kiến thức được trang bị,
người học có thể vận dụng để thiết kế một số ứng dụng cơ bản trong sản xuất
nông nghiệp, đô thị thông minh. Sau khi kết thúc lý thuyết, học phần cho phép
SV những kiến thức và kỹ năng để có thể thiết kế được một hệ thống điều khiển
IoT trong thời đại 4.0.
Học kỳ doanh nghiệp
Học phần giúp cho sinh viên phát huy tính tự chủ, sáng
tạo, nâng cao khả năng có việc làm khi còn là sinh viên. Tạo cơ hội cho sinh
viên thể hiện năng lực của bản thân, làm quen với môi trường làm việc thực tế,
các thiết chế, tổ chức khác nhau trong xã hội. Phân tích quy trình chế tạo sản
phẩm thực tế, cách bố trí các thiết bị, máy móc trong dây chuyền sản xuất. Phân
tích các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm và các phương pháp cải tiến sản
xuất. Hơn nữa, học phần cũng giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp-ứng xử, kỹ năng sống
trong môi trường làm việc.
Thực tập tốt nghiệp
Học phần bao gồm các hoạt động áp dụng lý thuyết, các
kiến thức đã học vào thực tiễn và hoạt động rèn luyện kỹ năng chuyên môn, nghiệp
vụ tại cơ sở thực tế, qua đó củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, thái độ của
sinh viên trước khi tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập, sinh viên có thực
hành hoặc tham gia vào các dự án của doanh nghiệp để phục hồi, chế tạo, cải tiến/nâng
cao chất lượng các sản phẩm liên quan đến chuyên ngành đã học.
Kỹ năng Lãnh đạo, Quản lý
Mục tiêu của
học phần này nhằm giúp người học nắm vững những khái niệm về lãnh đạo và phát
triển những hiểu biết và kỹ năng về lãnh đạo cho bản thân mình, nhận ra các bối
cảnh lãnh đạo khác nhau với các quan niệm, mô hình và lý thuyết phù hợp nhằm
làm cho công tác lãnh đạo trong doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức hiệu quả.
Học phần đề cập đến các nội dung cơ
bản về phẩm chất, kỹ năng, bản chất và vai trò của nhà lãnh đạo, các phong cách
lãnh đạo hiệu quả, quyền lực và sự ảnh hưởng cũng như các tình huống lãnh đạo
thực tế được thảo luận để trau dồi và phát triển kỹ năng lãnh đạo.
Luyện tập các tình huống thực tế để
rèn luyện kỹ năng của người leader.
Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp
Học phần này
cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các công nghệ mới, xu hướng
phát triển công nghệ trong nước và trên thế giới, khởi nghiệp và khởi nghiệp
công nghệ. Học phần cũng trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng về viết đề
xuất dự án khởi nghiệp, quy trình khởi sự doanh nghiệp và các vấn đề liên quan.
Đặc biệt, sinh viên có cơ hội nhận được những chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp
từ các doanh nhân thành đạt và/hoặc tham quan mô hình khởi nghiệp thành công.
Quản lý Dự án Chuyên ngành
Học phần
nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về quản lý, quản lý dự án và quản
lý dự án phần mềm. Các nội dung chính của học phần cung cấp cho sinh viên gồm:
quy trình quản lý dự án, các nội dung quản lý (phạm vi, nhân sự, thời gian,
kinh phí, truyền thông, rủi ro, thuê ngoài, chất lượng và quản lý tích hợp),
khởi động dự án, lập kế hoạch, tổ chức triển khai, giám sát và điều khiển, kết
thúc dự án. Bên cạnh việc giới thiệu các vấn đề lý thuyết, học phần
yêu cầu sinh viên/nhóm sinh viên triển khai một đề tài thực tế với một
số bước chính trong quy trình quản lý dự án.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
Sử dụng các
kiến thức cơ sở và chuyên ngành đã học để giải quyết một vấn đề kỹ thuật thuộc
chuyên nghành Robot và Trí tuệ nhân tạo liên quan đến mô hình hóa, điều khiển,
và mô phỏng cho các robot/phương tiện tự hành.
Thông qua các đề tài sinh viên có
thể tổng hợp được các kiến thức đã học và làm quen với các công việc sau này
khi ra trường.
III. ĐỘI NGŨ CBGD VÀ NGUỒN LỰC CƠ SỞ VẬT CHẤT ĐẢM BẢO THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
3.1. Danh sách đội ngũ giảng viên.
Các GV đảm nhiệm việc giảng dạy các HP cơ sở và chuyên
ngành:
3.1.1. Danh sách các giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy
1
|
TS. Đoàn Lê Anh
|
Giảng viên chính
|
2
|
TS. Trần Ngọc Hoàng
|
Giảng viên
|
3
|
TS. Trần Ngô Quốc Huy
|
Giảng viên
|
4
|
TS. Nguyễn Phú Sinh
|
Giảng viên
|
5
|
TS. Phan Nguyễn Duy Minh
|
Giảng viên
|
6
|
TS. Nguyễn Thị Ái Lành
|
Giảng viên
|
7
|
ThS. Nguyễn Thị Thanh Vi
|
Giảng viên
|
8
9
|
ThS. Võ Quang Trường
ThS. Lý Kim Hoanh
|
Giảng viên
Giảng viên
|
3.1.2. Danh sách các giảng viên tham gia giảng dạy
1
|
TS. Hoàng Thành Đạt
|
Giảng viên
|
2
|
TS. Hồ Trần Anh Ngọc
|
Giảng viên chính
|
3
|
ThS. Nguyễn Công Vinh
|
Giảng viên chính
|
4
|
ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
|
Giảng viên
|
5
|
TS. Nguyễn Xuân Bảo
|
Giảng viên
|
6
|
TS. Bùi Thị Xuyến
|
Giảng viên
|
7
|
TS. Phạm Tuấn
|
Giảng viên
|
8
|
TS. Nguyễn Xuân Hùng
|
Giảng viên
|
9
|
ThS. Nguyễn Lê Văn
|
Giảng viên
|
10
|
ThS. Nguyễn Thái Dương
|
Giảng viên chính
|
11
|
ThS. Đào Thanh Hùng
|
Giảng viên
|
12
|
ThS. Ngô Tấn Thống
|
Giảng viên chính
|
13
|
TS. Bùi Hệ Thống
|
Giảng viên chính
|
14
|
ThS. Nguyễn Văn Chương
|
Giảng viên
|
15
|
ThS. Nguyễn Đức Long
|
Giảng viên
|
16
|
TS. Nguyễn Đức Sỹ
|
Giảng viên
|
17
|
ThS. Nguyễn Lê Văn
|
Giảng viên
|
18
|
TS. Nguyễn Thị Hải Vân
|
Giảng viên chính
|
19
20
|
ThS. Lê Thị Thùy Linh
TS. Phạm Tuấn
|
Giảng viên
Giảng viên
|
3.2. Các thiết bị thí nghiệm thực
hành - phòng thí nghiệm - lab, phòng máy tính
3.2.1. Phòng thí nghiệm:
- Phòng Thí nghiệm Sức bền vật liệu
cơ bản
- Phòng Thí nghiệm Đo lường.
- Phòng Thí nghiệm Hệ thống thủy
khí.
- Phòng Thí nghiệm Cơ Điện Tử.
- Phòng Thí nghiệm Hệ thống nhúng và
Vi điều khiển.
- Phòng nghiên cứu và đào tạo thực
hành chuyển đổi số.
3.2.2. Xưởng thực hành:
- Xưởng Chế Tạo máy.
- Xưởng Rèn dập.
- Xưởng Đúc.
- Xưởng CNC
3.2.3. Phòng máy tính:
- Phòng máy tính chuyên ngành Cơ khí.
3.2.4. Các phương tiện phục vụ đào tạo khác của chuyên ngành
- Laptop
- Máy chiếu
- Các phần mềm chuyên ngành.